Các tác động tiêu cực của than đá đến từ chế biến và sử dụng đến môi trường là từ việc ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, chất thải rắn, ô nhiễmđất. Không chỉ làm ô nhiễm không khí bằng lượng CO2 khổng lồ hằng năm việc sử dụng than đá còn thải ra hàng trăm triệu tấn chất thải rắn: tro bụi, khí thải lẫn thành phần của Lưu huỳnh, thủy ngân, urani, thạch tín và các kim loại nặng khác cực kỳ độc hại.
Theo báo cáo của tổ chức Y tế Thế giới ước tính trong năm 2008, vấn đề ô nhiễm môi trường do khói bụi từ than đá ảnh hưởng trực tiếp, làm giảm tuổi thọ của 1.000.000 người trên Thế giới. Không chỉ vậy việc khai thác than đá gây tác động đến dòng nước. Những dòng nước chảy từ cái khu khai thác than là cực kỳ nguy hại đến sức khỏe và không thể sử dụng.
Trong lịch sử, khai thác than đá là một ngành rất nguy hiểm và danh sách những thảm họa do khai thác than là một chuỗi dài liên tục không kết thúc. Mối nguy hiểm cho các thợ khai thác than trong lòng đất đến từ: ngạt thở, ngộ độc khí, nổ khí, sập hầm. Chỉ riêng tại Mỹ, hơn 100.000 thợ mỏ đã thiệt mạng trong vụ tai nạn trong Thế kỷ qua với 3.200 người chết chỉ trong năm 1907. Hiện tại số người thiệt mạng trong quá trình khai thác than vẫn đang diễn ra cho đến khi nào con người chấm dứt được việc sử dụng loại nhiên liệu độc hại này.
Chào bạn, ngày 21/09 vừa qua là ngày “Dân tuần hành chống biến đổi khí hậu” đây là một chiến dịch rộng lớn mang tầm cỡ Quốc tế với sự tham gia của đông đảo người dân tại hơn 2.000 địa điểm trên Thế giới.
Cuộc tuần hành mang tầm cỡ Thế giới này được diễn ra muốn nhắn nhủ với các quốc gia thông điệp về chống biến đổi khí hậu và cụ thể là hạn chế sử dụng than đá, khí đốt. Cuộc tuần hành diễn ra ngay trước Hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc diễn ra tại New York
Cuộc tuần hành này được diễn ra ở trên 150 quốc gia và là một trong những cuộc tuần hành lớn nhất trên Thế giới hằng năm.