Trộn mùn cưa với đất theo tỷ lệ hợp lý sẽ giúp cây trồng phát triển mạnh và ngăn ngừa sâu bệnh. Mùn cưa kết hợp với đất sẽ tạo được giá thể trồng cây giúp thoát nước tốt, giữ ẩm cao và tạo ra môi trường dinh dưỡng cho cây lớn lên. Trong thời gian lâu dài, mùn cưa sẽ chuyển thành phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng.
Việc lạm dụng quá nhiều phân bón vô cơ hay chế phẩm hóa học diệt cỏ, trừ sâu lâu dài thường sẽ làm cho đất bị mất đi dinh dưỡng trở nên chai sạn, bạc màu. Nếu không có biện pháp cải tạo hợp lý thì rất khó để bạn tiếp tục trồng các đợt cây, rau khác. Thật ngạc nhiên là việc trộn mùn cưa với đất lại mang đến hiệu quả cải tạo đất vô cùng tuyệt vời. Bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi cách mà chúng ta có thể biến rác thải công nghiệp mùn cưa thành nguyên liệu quý giá cho trồng trọt khi trộn mùn cưa với đất.
-
Trộn mùn cưa với đất để làm gì?
Như chúng tôi đã đề cập, trộn mùn cưa với đất đang được nhà nông biết đến là phương pháp cải tạo đất hiệu quả. Tại sao là vậy?
Lý do chủ yếu là do bản chất của mùn cưa là từ các loại gỗ, tre hay nứa bào, nghiền ra mà tạo thành nên thành phần chính vẫn là xenlulo. Thành phần này khi trộn cùng đất rất dễ phân hủy không chỉ giải phóng ra các chất dinh dưỡng mà còn thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật có lợi.
Bên cạnh đó, mùn cưa còn sở hữu nhiều đặc tính nổi bật khác bao gồm:
- Khả năng giữ độ ẩm cao, góp phần làm giảm sự bay hơi của nước, duy trì nhiệt độ thích hợp cho môi trường đất trồng
- Thấm hút và thoát nước tốt nên hạn chế được tối đa tình trạng ngập úng nước khi trồng cây
- Thành phần dễ liên kết với kết cấu của đất trồng, cải tạo lớp đất màu mỡ hơn
- Ủ mùn cưa với đất trong thời gian dài có thể tạo thành loại phân hữu cơ tốt cho đất trồng
Một lý do nữa khiến mùn cưa thành vật liệu hữu cơ tự nhiên được bà con sử dụng phổ biến là do mùn cưa dễ tìm. Người ta có thể dễ dàng tạo ra mùn cưa bằng các bào nghiền các loại gỗ, tre nứa tại nhà hay mua sản phẩm đóng gói bán trên thị trường với giá thành mềm.
-
Hướng dẫn cách chuẩn bị nguyên liệu và xử lý mùn cưa
Lượng nguyên liệu mùn cưa bạn cần chuẩn bị phụ thuộc vào diện tích đất mà bạn cần cải tạo. Ví dụ nếu muốn trộn mùn cưa với đất làm đất trồng cây hay rau tại nhà thì lượng mùn cưa chỉ khoảng vài kg đến vài chục kg. Còn nếu muốn cải tạo đất trồng diện tích lớn thì lượng mùn cưa phải tính đến tạ hay tấn mới đủ.
Như vậy, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn 2 cách chuẩn bị nguyên liệu mùn cưa phổ biến nhất:
- Cần lượng mùn cưa ít: Bạn cần thu mua hay đốn gỗ có sẵn tại vườn nhà, nên chọn các loại gỗ chứa ít tinh dầu hay gỗ mềm như gỗ cao su, gỗ vải, gỗ vú sữa,… Sau đó dùng phương pháp thủ công hay dùng máy nghiền gỗ mini công suất nhỏ nghiền gỗ thu lấy lượng mùn cưa có kích cỡ nhỏ
- Cần lượng mùn cưa nhiều: Bạn cần trang bị máy nghiền gỗ công suất lớn hoặc tiện hơn là mua mùn cưa dăm bào thô có bán sẵn số lượng lớn tại các cơ sở vừa sản xuất vừa cung cấp tại địa phương
Các bước xử lý nguyên liệu mùn cưa trước khi trộn cùng đất:
- Tiến hành sàng lọc mùn cưa loại bỏ đi tạp chất, các mảnh gỗ có kích cỡ lớn khó phân hủy
- Pha nước vôi loãng, tỷ lệ cứ 1,5kg vôi sống hay vôi tôi pha với 10 lít nước, 100 lít nước thì dùng 15kg vôi, lưu ý khuấy tan hoàn toàn vôi vào nước
- Ngâm mùn cưa vào nước vôi đã pha tối thiểu ngâm trong thời gian là 24 tiếng, ngâm lâu thì sẽ tiêu diệt được hoàn toàn các vi sinh vật gây hại có trong mùn cưa
- Lấy mùn cưa ra khỏi nước vôi rửa sạch lại
- Riêng đất cần tiến hành làm sạch cỏ dại trên bề mặt, cày bừa sâu, rồi rắc ít vôi sống phơi ải trong 10 – 12 ngày để xử lý sạch mầm bệnh mới trộn cùng mùn cưa
- Nếu đất trồng rau hay cây đưa vào khay hay thùng xốp thì cũng nên phơi ải đất rồi mới sử dụng
-
Tỷ lệ trộn mùn cưa với đất là bao nhiêu?
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và xử lý đúng cách, bạn đã có thể tiến hành trộn mùn cưa với đất. Cách trộn vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện đúng các bước sau:
- Đất trồng cây cũ làm sạch cỏ, nhổ bỏ cây trồng cũ, cày bừa, phơi ải
- Trộn mùn cưa vào đất, tỷ lệ thích hợp là 3 đất:1 mùn cưa
- Để ủ khoảng 2 – 3 hôm
- Cứ sau mỗi đợt cây trồng lại tiến hành trộn mùn cưa một lần để cải tạo lại đất
Từ những thông tin trong bài viết trên, hi vọng bạn đã biết được cách xử lý và trộn mùn cưa với đất vừa tiết kiệm vừa hiệu quả. Đừng quên chia sẻ kinh nghiệm hữu ích này cùng người thân, bạn bè để có mùa vụ bội thu nhé!
- Xử lý rác thải công nghiệp tại Đồng Nai (02.06.2022)
- Sản xuất củi từ mùn cưa: Hướng đi cần sự quan tâm (21.11.2021)
- 07 Lợi ích khi sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (21.11.2021)
- Mùn cưa là gì? Top 5 công dụng của mùn cưa (21.11.2021)
- Lắp đặt và sản xuất trấu viên (07.11.2020)
- Sản xuất củi từ mùn cưa: Hướng đi cần sự quan tâm (28.10.2020)
- 07 Lợi ích khi sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (28.10.2020)
- Củi trấu – Nguồn nhiên liệu xanh tái chế từ vỏ trấu (28.10.2020)
- Ưu điểm khi sử dụng củi trấu (07.09.2017)
- Chế tạo chất cách nhiệt từ củi trấu (07.09.2017)
- Dùng vỏ trấu sản xuất Pin (07.09.2017)
- Tại sao nên bỏ than đá dùng củi trấu (07.09.2017)